Xin hãy mở rộng thêm cánh cửa của quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội, để cho thầy và trò của hơn 200 trường ĐH, CĐ nghiên cứu, sáng tạo. Đừng đặt thêm các "vòng kim cô" lên trên đầu của của các ông hiệu trưởng. Vì nếu thế, đến lượt ông hiệu trưởng sẽ tự triệt tiêu bớt mọi ý tưởng sáng tạo.
Đại học về làng
Cách đây ít lâu, đọc dòng tin trên báo về chuyện kể từ nay (sau khi Dự thảo Nghị định của Chính phủ được chính thức ban hành) việc "Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục" thì Chủ tịch tỉnh có quyền bổ nhiệm, cách chức Hiệu trưởng trường đại học (ĐH) cũng như quyết định về việc thành lập Hội đồng trường...
Hình như chúng ta đang cố tình quay ngược bánh xe lịch sử? Bởi trường ĐH một khi được đặt vào bàn tay "làm mưa làm gió" của chính quyền địa phương thì sẽ ra sao? Hay trường ĐH càng có cơ may trở thành trường phổ thông cấp 4 không hơn không kém.
Xu hướng chung của thế giới chỉ rõ rằng càng tự chủ bao nhiêu thì trường ĐH càng phát huy sức mạnh sáng tạo bấy nhiêu. Quản lý các trường ĐH về vấn đề tổ chức Đảng đã là quá đủ, tại sao phải ban hành thêm quy chế hành chính hóa trường ĐH? Sự bất cập của "mục tiêu" này sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ai dám bảo đảm rằng các chính quyền địa phương sẽ không có điều kiện can thiệp ngày càng sâu và nhiều hơn về tổ chức, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo hình thức "con cha cháu ông" như lâu nay đã phát sinh? Nếu thế thì hy vọng tìm kiếm tài năng chỉ là những ảo ảnh xa vời vì nguyên tắc thầy nào trò nấy từ lâu đã quyết định phần lớn đến chất lượng giáo dục.
Trường ĐH sở dĩ trở thành những "lâu đài" của việc tìm kiếm chân lý, khẳng định chân lý là nhờ ở tính độc lập tương đối của nó. Chẳng hạn, có nhiều vấn đề chưa nên đề cập một cách rộng rãi trong xã hội vì sự thẩm thấu, phân biệt của các tầng lớp cư dân không giống nhau, nhưng ở giảng đường, nó lại rất cần cho những giả định, nghiên cứu. Liệu các vị quan cấp tỉnh có đủ trình độ để theo dõi - hiểu biết những vấn đề đang nghiên cứu đó không? Một khi họ có quyền cách chức hiệu trưởng thì lẽ tất nhiên hiệu trưởng, vì e sợ đủ điều đều cho rằng mọi ý tưởng mới đều không nên, không được vì "quan trên" chưa cho phép.
Tại sao đã có Bộ GD và ĐT, giờ lại cột thêm một "vòng kim cô" mới là chính quyền địa phương? Chúng ta đang làm ngược lại mong muốn giảm bớt cơ chế và thủ tục hành chính. Nói cách khác, đó là nói một đằng làm một nẻo. Hãy thử hình dung một ông hiệu trưởng làm gì cũng sợ: Sợ ĐH cấp trên (ĐH vùng hoặc tương tự như vùng - ví dụ như ĐH Huế cai trị các trường thành viên), sợ Bộ GD và ĐT, sợ Chủ tịch tỉnh...
Những áp lực nhằm hành chính hóa môi trường ĐH thực chất là cách "tốt" nhất làm cho giáo dục ĐH trở nên xơ cứng và ù lì hơn. Đấy là điều khó chấp nhận. Nhìn ra các quốc gia, có thể thấy Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao - Khoa học - Công nghệ của Nhật Bản (bằng ba bộ của Việt Nam cộng lại) chỉ có 2 thứ trưởng mà họ vẫn điều hành tốt? Đó là chưa nói đến chuyện cường quốc kinh tế số 2 thế giới này chỉ ngang Việt Nam về tỷ lệ dân số trên diện tích. Còn cái gọi là "tài nguyên" của họ phần lớn chỉ là bão tố và động đất mà thôi (Nhật Bản có diện tích là 377.600km2, dân số 130 triệu và Việt Nam là 331.212km2, dân số gần 90 triệu).
Giáo dục đại học xơ cứng và ù lì hơn?
Những điều vừa dẫn trên đây thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Những khuất lấp của vấn đề chưa áp dụng nên chưa phát tác tạm gọi chung là mô hình "đại học về làng". Tại sao chúng ta cứ tư duy luẩn quẩn về việc "ai quản lý ai" mà không nghĩ rằng cái cần trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay chính là thay đổi cái triết lý chung chung của nó. Thay đổi cơ cấu chương trình, nâng cao chất lượng giảng viên một cách thực chất, chứ không phải đi theo con đường vòng vèo tìm kiếm những tiến sĩ giấy?...
Những áp lực nhằm hành chính hóa môi trường ĐH thực chất là cách "tốt" nhất làm cho giáo dục ĐH trở nên xơ cứng và ù lì hơn. Đấy là điều khó chấp nhận. Nhìn ra các quốc gia, có thể thấy Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao - Khoa học - Công nghệ của Nhật Bản (bằng ba bộ của Việt Nam cộng lại) chỉ có 2 thứ trưởng mà họ vẫn điều hành tốt? Đó là chưa nói đến chuyện cường quốc kinh tế số 2 thế giới này chỉ ngang Việt Nam về tỷ lệ dân số trên diện tích. Còn cái gọi là "tài nguyên" của họ phần lớn chỉ là bão tố và động đất mà thôi (Nhật Bản có diện tích là 377.600km2, dân số 130 triệu và Việt Nam là 331.212km2, dân số gần 90 triệu).
Xin hãy mở rộng thêm cánh cửa của quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội, để cho thầy và trò của hơn 200 trường ĐH, CĐ nghiên cứu, sáng tạo. Đừng đặt thêm các "vòng kim cô" lên trên đầu của của các ông hiệu trưởng. Vì, nếu thế đến lượt ông hiệu trưởng sẽ tự triệt tiêu bớt mọi ý tưởng sáng tạo.