gamethuvn-hack cheat map war3
Mời bạn tham gia diễn đàn
gamethuvn-hack cheat map war3
Mời bạn tham gia diễn đàn
gamethuvn-hack cheat map war3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
gamethuvn-hack cheat map war3


 
Trang ChínhTrang Chính  loadingloading  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?

Go down 
Tác giảThông điệp


avatar


Huy chương : Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Medal110Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   16019692Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   22155972Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   653Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Medal30oNhững bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Medal21
Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Medal108




Vip Pet : nai con ngơ ngác
Tiền Forum : 0
Join date : 01/01/1970

Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Empty
10012011
Bài gửiNhững bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?

Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?   Athk2 Đọc không hiểu thì sẽ không thể tư duy, chọn lọc, sắp xếp ý tứ


Những bài văn ... "dễ sợ" : Có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?


Một lần nữa trong mùa tuyển sinh năm nay, điểm thi của các “cô tú, cậu tú” lại gây “sốc” cho nhiều người, đặc biệt là "những bài văn... dễ sợ" cười ra nước mắt.



Nhưng khác với cách lý giải của nhiều nhà giáo, nhà khoa học, Th.S Hoàng Thị Tuyết lại cho rằng tình trạng đó có nguyên nhân từ bậc... tiểu học. Bà nói:



- Theo tôi, tình trạng HS không biết cách làm bài, kiến thức lệch lạc, đem “râu ông nọ cắm cằm bà kia”... bắt nguồn từ việc dạy và học ở bậc tiểu học. Cần quay lại, suy xét kỹ hơn ở bậc học này vì đó là bậc học nền tảng. Khi xây nhà, nếu không làm móng cho vững, ngôi nhà đó không thể bền chắc được. Trong giáo dục cũng thế, bậc học nền tảng không được chăm chút đúng cách sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ở những cấp học trên.



* Cụ thể môn học nào của bậc tiểu học ảnh hưởng đến vấn đề trên, thưa bà?




- Môn tiếng Việt được xem như một môn quan trọng nhất đối với HS tiểu học - nó đóng vai trò “tạo nền” cho HS học những môn khác. Ở môn này, giáo viên (GV) sẽ rèn cho HS bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, tôi xếp kỹ năng đọc ở vị trí số 1, đặc biệt đối với người lao động trí óc (HS, SV, các nhà khoa học...) rất cần phải “biết” đọc. Tức là khi đọc một văn bản nào đó, người ta phải hiểu nội dung của nó. Đọc là kỹ năng cơ bản, con người dùng nó để học tập, dù học khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều phải bắt đầu từ khâu đọc. Kỹ năng đọc càng trở nên quan trọng hơn khi người ta muốn tự học.



Thế nhưng, ở bậc tiểu học hiện nay, người ta dạy cho HS đọc theo kiểu ê a, đọc thành tiếng chứ không chú trọng đến kỹ năng đọc - hiểu. Theo qui trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, một tiết tiếng Việt có 40 phút thì chỉ dành khoảng 10 phút để tìm hiểu bài, thời gian còn lại là đọc thành tiếng và những việc khác như giới thiệu, củng cố bài học...



Nếu tính toán chi li, thời gian GV cho HS đọc thành tiếng gấp đôi thời gian đọc - hiểu. Thế mới xảy ra tình trạng HS đọc bài rất hay, rất diễn cảm nhưng khi cô giáo đặt câu hỏi, các em trả lời bằng cách đọc nguyên một câu hoặc một đoạn văn mặc dù trong đó có những ý thừa, không liên quan đến câu hỏi.



Tôi lấy ví dụ gần đây, trong đợt đi tập huấn thay sách giáo khoa lớp 5 (do Bộ GD-ĐT tổ chức đầu hè năm 2006), băng hình (của bộ) về một tiết dạy mẫu cũng phản ánh điều đó. Trong tiết dạy mẫu, khi GV hỏi: “Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?” (bài học “Mùa thảo quả” - chương trình tập đọc lớp 5);



HS đã trả lời như thế này: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ấp ủ trong từng nếp áo, nếp khăn”.



* Nghĩa là HS đọc nhưng không hiểu?




- Cứ xem câu trả lời trên sẽ thấy ngay HS không hiểu hoặc hiểu nhưng không hiểu thấu đáo câu hỏi và cả nội dung đoạn văn mình đã đọc. Cách giảng dạy của GV tiểu học đã tạo cho HS thói quen học bài cũng phải đọc lớn, đọc cho câu chữ, âm thanh “nhập” vào người mình.



Chuyện học vẹt, học tủ, học máy móc đâu phải chỉ ở bậc trung học mà nó đã hình thành ngay từ bậc tiểu học rồi. Đâu phải tự nhiên có HS lên bảng trả bài lại xin GV “nhắc em câu đầu” thì mới nói được. Có lần tôi đi coi thi, một thí sinh đang viết ro ro bỗng nhiên ngừng lại xin giám thị “cho em hỏi bạn một câu, tự nhiên đến cái ý này em quên mất”.



Tôi đi dạy tại chức và đã nghe rất nhiều GV tiểu học phản ảnh rằng họ được cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ mạng lưới nhắc nhở thường xuyên “cho HS đọc nhiều lên chứ phần tìm hiểu bài không cần”. Với HS lớp 5, nếu việc đọc - hiểu được dạy đúng mức thì các em sẽ biết tóm tắt bài văn, biết lọc ra những ý chính, biết trả lời câu hỏi theo cách nói của mình...



Khi lên bậc THCS, THPT, HS không có những kỹ năng ấy hoặc có nhưng rất ít; cộng thêm sĩ số lớp quá đông; áp lực phải đảm bảo đúng tiến độ bài dạy đã khiến các GV THCS, THPT đành phải dạy đối phó bằng cách soạn sẵn đề cương, bài tóm tắt, thậm chí có GV còn soạn sẵn cả bài tập làm văn cho HS học thuộc lòng. Thông thường đọc (đọc - hiểu) yếu tức sẽ viết yếu.



* Bà có thể nói rõ hơn về mối tương quan giữa qui trình giảng dạy của bậc tiểu học với kết quả thi tuyển sinh môn văn “thấp ngoài mức tưởng tượng”?




- Tôi đã biết rất rõ qui trình giảng dạy bậc tiểu học nên không ngạc nhiên khi nghe GV trung học than thở: “Giảng bài HS không hiểu, HS tự đọc cũng không hiểu. Yêu cầu các em làm bài tập cũng phải giải thích câu hỏi mới làm được. Khi đi thi, nếu gặp đề hơi lạ một chút là ngồi cắn bút”. Ngay cả cách dạy viết ở bậc tiểu học cũng cần xem lại: GV chỉ chú trọng đến viết chính tả chứ tập làm văn thì thường “mớm” sẵn một số ý rồi cho HS “gò” theo dàn bài mẫu.



Phương pháp kiểm tra, đánh giá đã “quyết định” rồi: phân môn đọc điểm tối đa là 10 trong đó đọc thành tiếng 5 điểm, đọc hiểu 5 điểm; phân môn viết: chính tả 5 điểm, tập làm văn 5 điểm. Nhìn vào ai cũng thấy viết chính tả và đọc thành tiếng dễ lấy điểm tối đa hơn, kéo điểm đọc - hiểu và tập làm văn lên. Đọc không hiểu thì sẽ không thể tư duy, chọn lọc, sắp xếp ý tứ; viết thì thường viết theo những cái có sẵn (do GV cung cấp), không biết viết như thế nào để diễn đạt suy nghĩ của mình.



Những yếu tố đó cho ra hệ quả là những bài thi tuyển sinh viết linh tinh, viết “nhăng cuội”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Nếu đọc kỹ những bài thi môn văn bị điểm 0 sẽ thấy ngay thí sinh không biết mình đang viết gì, không hiểu đề bài yêu cầu ra sao... - tức là những kỹ năng cơ bản của một HS tiểu học thí sinh cũng không làm được, đừng nói đến khả năng thẩm thấu văn học.



Cũng cần nói thêm, ở nước ngoài người ta đặc biệt chú trọng rèn kỹ năng đọc - hiểu cho HS. Ví dụ như HS tiểu học ở Úc có riêng tiết đọc thầm, sau khi đọc xong GV sẽ đo mức độ hiểu của các em bằng cách đặt vấn đề trao đổi hoặc cho HS viết ra giấy.



Tôi chỉ thắc mắc là các nhà biên soạn chương trình giáo dục có bao giờ tự hỏi tại sao lại đưa ra qui trình dạy học như thế mà không phải là qui trình khác. Có bao giờ họ nhìn ra các nước bên cạnh không?

:Red_fox2: :Red_fox2: :Red_fox2: Red_fox Red_fox Red_fox Red_fox
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ? :: Comments

No Comment.
 

Những bài văn "dễ sợ" có nguyên nhân từ bậc tiểu học ?

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Giúp Trẻ Tiểu Học Thi Tốt
» Trẻ tiểu học - Cần quan tâm vấn đề gì?
» Choáng với nhóm nhạc nữ 'tiểu học'
» Trường tiểu học không quá 30 lớp và 35 học sinh/lớp
» Giải pháp với việc học tập của trẻ em tiểu học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
gamethuvn-hack cheat map war3 :: thảo luận chung :: Góc học tập :: Tiểu học-
Chuyển đến